RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Các thể bệnh lâm sàng của trầm cảm
1. Trầm cảm ẩn (Trầm cảm che giấu- Marked Depression)
Những triệu chứng của trầm cảm che giấu (trầm cảm ẩn) biểu hiện bệnh bằng các triệu chứng cơ thể như đau ống tiêu hóa, bệnh nhân hay đi khám xét về dạ dầy, đại tràng nhiều lần nhưng không phát hiện ra tổn thương ống tiêu hóa. Bệnh nhân đau vùng trước tim, cảm giác đau rất mơ hồ ở ngực trái và bệnh nhân đã đi khám tim mạch như siêu âm tim, điện tim nhưng kết quả tim mạch hoàn toàn bình thường. Bệnh nhân đau xương, đau cơ, đau bả vai, đau tiết niệu đau sinh dục… cảm giác đau thường mơ hồ, không cố định không đặc trưng cho cơ quan nào. Bệnh nhân rất lo lắng về bệnh tật, luôn đi khám và điều trị ở nhiều chuyên khoa khác nhau như tim mạch, tiết niệu, tiêu hóa, thần kinh, xương khớp nhưng bệnh không thuyên giảm với những điều trị đặc hiệu của những chuyên khoa này. Dần dần người bệnh mất niềm tin vào thầy thuốc, mặc dù trong lòng rất lo lắng và rất muốn đi chữa bệnh. Trầm cảm che giấu ( trầm cảm ẩn) tuy triệu chứng rất đa dạng và khó nhận biết nhưng khi đã được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và phát hiện ra bệnh thì vấn đề điều trị cũng không quá phức tạp.
2. Trầm cảm có loạn thần (trầm cảm paranoid).
Đây là một thể trầm cảm nặng. Cùng với những triệu chứng của trầm cảm đã mô tả ở trên bệnh nhân còn có hoang tưởng và ảo giác kèm theo. Bệnh nhân thường có hoang tưởng nghi bệnh và hoang tưởng tự buộc tội.
3. Trầm cảm ở người cao tuổi. ở người cao tuổi trầm cảm có thể kèm theo rối loạn nhận thức. Như rối loạn chú ý, rối loạn trí nhớ. Bệnh nhân thường quên nhiều đặc biệt là quên những sự việc mới xẩy ra (giảm trí nhớ gần), còn gọi là mất trí giả. Khi bệnh nhân được điều trị thì trí nhớ hồi phục hoàn toàn. Bệnh nhân có thể có hoang tưởng nghi bệnh, họ cho rằng mình bị bệnh nặng, bệnh nan y như ung thư, xơ gan, bệnh tim mạch nặng…
4. Trầm cảm ở người vị thành niên.
Theo tổ chức y tế thế giới lứa tuổi vị thành niên là từ 10-19 tuổi.
Các triệu chứng trầm cảm ở người vị thành niên cũng giống như người lớn nhưng có một vài điểm khác biệt sau.
+ Cảm xúc thường bị kích thích (chứ không trầm) vẻ mặt bệnh nhân cáu giận.. Khả năng kiềm chế cảm xúc rất thấp vì vậy rất dễ nổi khùng trước một kích thích không vừa ý dù là rất nhỏ.
+ Mất ngủ nhiều, có thể thức trắng đêm nên bệnh nhân dễ lạm dụng game, internet. Người bệnh thường lang thang trên mạng suốt đêm.
+ Mệt mỏi thường xuyên.
+ Khó tập trung chú ý, trí nhớ kém vì vậy học hành thường giảm sút.
+ Hay có ý định và hành vi tự sát.
CHẨN ĐOÁN
Khi bệnh nhân có từ 5 triệu chứng được mô tả ở trên và kéo dài trong 2 tuần lễ thì bệnh nhân được chẩn đoán là trầm cảm. Nhưng nếu bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát thì thời gian không cần đến 2 tuần.
ĐIỀU TRỊ
Bệnh nhân được dùng thuốc chống trầm cảm, kết hợp với thuốc an thần, thuốc giải lo âu.
Tất cả các bệnh nhân trầm cảm đều có thể có ý tưởng và hành vi tự sát. Vì vậy việc theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong 2 tuần đầu điều trị là rất quan trọng. Vì phải cần ít nhất từ 2-3 tuần thì thuốc chống trầm cảm mới có tác dụng và mới cải thiện được triệu chứng trầm cảm của bệnh nhân.
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023