RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ động kinh
Phát hiện
- Động kinh là bệnh thường gặp (chiếm 0,5% dân số) có thể phát cơn ngay từ lúc sơ sinh và ở mọi lứa tuổi.
- Là triệu chứng của nhiều bệnh não, nguyên nhân đa dạng, ở trẻ em có 3 nhóm chính:
+ Nguyên nhân bẩm sinh: Dị tật (nặng).
+ Nguyên nhân di truyền: Do gen (khó chữa).
+ Các bệnh não mắc phải: Hay gặp nhất là sốt cao co giật (co giật sốt).
Ngoài ra do các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc, suy dinh dưỡng, rối loạn chuyến hoá, chấn thương sản khoa, nhi khoa, …
- Trẻ có cơn động kinh là một cấp cứu Nhi khoa, cần đưa đi khám chữa bệnh theo tuyến gần nhất.
- Các loại cơn động kinh ở trẻ em thường gặp như sau:
+ Cơn lớn: Cơn co giật toàn thể .
+ Cơn cục bộ: Chỉ co giật 1 tay, 1 chân, 1/2 người, cơn quay, …
+ Cơn nhỏ: Cơn vắng ý thức.
+ Cơn tự động: Cơn đi, cơn nhai, cơn đau nội tạng, cơn kích động, …
+ Trạng thái động kinh: Nhiều cơn kế tiếp kéo dài trên 1 giờ (cấp cứu).
Xử trí
Cơn động kinh có thể gây nên:
+ Trẻ ngã, chấn thương, tai nạn.
+ Có thể cắn phải lưỡi, đái, ỉa ra quần.
+ Có thể nghẹn, sặc, ngạt thở.
+ Làm cho bố mẹ, gia đình hốt hoảng, sợ hãi.
+ Trạng thái động kinh có thể dẫn tới hôn mê và tử vong.
Do đó, cơn động kinh ở trẻ, kể cả cơn co giật sốt là một cấp cứu nhi khoa. Xử trí tất nhiên là phải nhanh chóng.
* Trước cơn:
- Rất khó lường trước, cần chú ý chăm sóc theo dõi sức khoẻ tốt cho trẻ: ở nhà, ở nhà trẻ, ở lớp, ở trường.
* Trong cơn:
- Giữ bình tĩnh cho gia đình
- Nới lỏng quần áo, tã lót
- Giữ trẻ nằm nghiêng ở chỗ an toàn
- Thực hiện 5 không:
+ Không nhét vật gì vào mồm trẻ
+ Không cho ăn, uống
+ Không cho uống thuốc
+ Không đè giữ
+ Không cho tiếp xúc các đồ vật trên da, trên người của trẻ
- Có thể: chườm đá, chườm khăn ướt để hạ sốt, xoa dầu nóng bàn chân, bàn tay,..
* Sau cơn:
- Lau đờm rãi, rửa chỗ xây xước, băng sạch, thay quần áo tã lót.
- Đưa ngay trẻ đi khám bệnh viện.
CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI TRẺ ĐỘNG KINH
Cho trẻ uống thuốc
Trẻ động kinh phải uống thuốc theo đơn chuyên khoa, theo các nguyên tắc sau:
- Uống theo đúng chỉ dẫn (đơn thuốc, sổ khám chữa bệnh chuyên khoa, …)
- Uống thường xuyên liên tục, chỉ được ngừng thuốc theo y lệnh, ngừng đột ngột sẽ làm bệnh nặng lên.
- Uống thuốc đúng liều, đúng giờ, nếu phải uống vào giờ học thì phải liên hệ nhờ giáo viên và y tế nhà trường cho uống.
- Phải ghi sổ theo dõi cơn, tốt nhất là sổ lịch, ghi rõ số cơn, loại cơn, ngày giờ lên cơn, …
- Định kỳ khám chuyên khoa theo hướng dẫn.
- Xác định phải uống thuốc lâu dài (nhiều tháng, nhiều năm).
Ghi điện não để xác định động kinh và phân loại cơn động kinh
Trẻ động kinh phải có sổ theo dõi điều trị ngoại trú
Huấn luyện phục hồi cho trẻ động kinh
- Tạo điều kiện cho trẻ làm được mọi việc của trẻ cùng nhóm tuổi.
- Em bé động kinh phải được cho bú, cho ăn như trẻ khác, phải được vui chơi với trẻ khác, phải được đến trường học.
- Phải huấn luyện cho trẻ các kỹ năng tự lập, như:
+ Tự ăn uống, ăn cùng gia đình.
+ Tự rửa tay, tắm, đánh răng, rửa mặt.
+ Tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo.
- Đề phòng tai nạn cho trẻ động kinh:
+ Khi chưa hết cơn, cần có người theo dõi chăm sóc không để trẻ ở nhà một mình.
+ Nhà cửa phải bố trí an toàn, những chỗ góc cạnh phải được che chắn. Không bày biện các đồ vật dễ đổ, dễ vỡ.
+ Không cho vào bồn tắm, toalet hoặc đi tắm đi bơi một mình.
+ Cấm trèo thang và leo cao.
+ Tránh xa bếp lửa, không nhìn lửa, nhìn nguồn sáng nhấp nháy (có thể gây cơn).
+ Đi đường phải có người đi cùng. Nên đội mũ bảo vệ đề phòng chấn thương đầu.
+ Cần có thẻ đeo khi đi học, đi chơi (Thẻ có thể tự tạo, nên ép plastic, có dây đeo hoặc kẹp để đính vào ve áo hoặc túi áo)
Gọi ngay 043. 627 5762 đề tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương