RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Rượu và trầm cảm: Cái nào dẫn tới cái nào?
Một số người uống rượu để “giải sầu” sau khi chia tay, mất việc, hay những stress khác trong cuộc sống. Đúng vậy, vì rượu giúp bạn buồn ngủ, một vài cốc bia hay rượu có thể giúp bạn thư giãn và thoải mái hơn.
Thỉnh thoảng uống chút xíu là một nhẽ. Nhưng mỗi khi có vấn đề, lần nào bạn cũng uống cocktail thì đó là dấu hiệu lạm dụng rượu.
Nghiện rượu nặng và trầm cảm có mối liên quan khá mật thiết với nhau. Câu hỏi đặt ra ở đây là, uống nhiều dẫn tới trầm cảm, hay những người trầm cảm có xu hướng uống nhiều hơn?
Cả 2 khả năng này đều có thể xảy ra.
Trầm cảm khiến bạn uống nhiều hơn?
Gần 1/3 số người bị trầm cảm nặng đều có vấn đề về rượu. Thường là bị trầm cảm trước. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em có xu hướng với rượu hơn, và cả thanh thiếu niên bị trầm cảm nặng cũng có thiên hướng uống gấp đôi so với những trẻ không mắc trầm cảm.
Phụ nữ dễ bị nghiện rượu nặng gấp đôi bình thường nếu họ bị trầm cảm nặng. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng phụ nữ dễ uống nhiều hơn đàn ông khi họ bị suy sụp tinh thần.
Càng uống chỉ càng làm vấn đề tồi tệ hơn. Những người bị trầm cảm và uống nhiều sẽ lại càng bị trầm cảm nặng hơn, và dễ có ý tưởng tự sát. Uống quá nhiều rượu sẽ làm cho tác dụng của thuốc chống trầm cảm kém hiệu quả.
Uống nhiều có khiến bản thân trầm cảm không?
Rượu là chất trầm cảm. Có nghĩa là càng uống sẽ càng chỉ làm bạn buồn hơn. Uống quá nhiều sẽ hư tổn đến não và dẫn tới trầm cảm.
Khi uống quá nhiều, bạn thường có những quyết định tồi tệ hay hành động không suy nghĩ. Kết quả là bạn sẽ vét cạn tài khoản ngân hàng của mình, mất việc, hay đánh mất 1 mối quan hệ. Khi việc đó xảy ra, bạn lại càng buồn hơn, đặc biệt nếu gen của bạn có xu hướng dễ trầm cảm.
Nguyên nhân do di truyền hay lối sống?
Mối liên kết nhân quả giữa trầm cảm và lạm dụng rượu không phải lúc nào cũng rõ ràng. Các nghiên cứu của cặp song sinh đã chỉ ra rằng cùng một rắc rối trong gia đình dẫn tới việc lạm dụng rượu nặng thì tương tự như vậy, cũng làm cho chứng trầm cảm có nhiều khả năng xuất hiện hơn.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ít nhất một gen có liên quan đến chức năng não như trí nhớ và sự chú ý. Các biến thể của gen này có thể làm cho người ta có nguy cơ lạm dụng rượu và trầm cảm.
Môi trường gia đình và môi trường xã hội cũng đóng một vai trò. Trẻ em bị lạm dụng hoặc sống trong hoàn cảnh nghèo túng dường như có nhiều khả năng mắc cả hai chứng bệnh lạm dụng rượu và trầm cảm.
Rượu và trầm cảm: cách đối phó
Có thể sẽ không đáng bận tâm khi có lần bạn chót uống chút rượu hoặc bia vì lý do xã giao, trừ phi bạn mắc loại bệnh buộc phải kiêng rượu. Nhưng nếu bạn uống rượu hàng ngày để có được trạng thái bình thường, hoặc nếu rượu là nguyên nhân gây rắc rối trong mối quan hệ của bạn, tại nơi làm việc, trong cuộc sống xã hội của bạn, hoặc với cách bạn suy nghĩ và cảm nhận, tức là vấn đề nghiêm trọng đã xuất hiện.
Lạm dụng rượu và trầm cảm là cả hai vấn đề nghiêm trọng mà bạn không nên bỏ qua. Nếu bạn nghĩ rằng bạn gặp rắc rối với một trong hai vấn đề này, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nhà tâm lý. Có nhiều sự lựa chọn về cơ sở dịch vụ điều trị trầm cảm, cũng có những loại thuốc làm giảm ham muốn uống rượu và chống lại ham muốn uống nhiều. Bác sĩ chuyên khoa tâm thần có thể điều trị cùng lúc cả hai chứng bệnh này. Trợ giúp luôn sẵn có tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương.
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương