RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Trẻ em tàn tật cũng có nhu cầu đạo đức
Mọi người đều cảm thấy sung sướng và dễ chịu hơn khi biết rằng người khác muốn mình sống tử tế và được tôn trọng. Trẻ tàn tật cũng vậy, ngay từ bé cũng muốn được đối xử như những người khác.
Tàn tật nhẹ hay nặng, dù trẻ chỉ có dị tật đơn giản như sứt môi, thừa ngón, khèo chân hoặc nghiêm trọng hơn là bại liệt, chậm phát triển tâm thần, nghe kém, tự kỷ ...đều có nhu cầu được yêu thương và dạy bảo đúng cách, trong đó rèn luyện lòng tử tế cho trẻ là hết sức cần thiết. Tôi hiểu rất rõ tâm tư những người cha người mẹ của một đứa con chẳng may bị tàn tật: họ thường tỏ ra rất khoan dung đối với con. Tất nhiên, một trẻ tàn tật phải được bố mẹ thông cảm nhiều và cũng cần được đối xử thận trọng với một mức độ nào đó. Song, lòng thương hại có phần nào giống ma tuý. Ban đầu, thường thì người ta ghét bị thương hại, nhưng lâu dần lại thấy thích. Một khi bé thích được thương hại, thích được nâng niu chiều chuộng quá mức, là lúc bố mẹ phải canh chừng những kết quả không mong đợi cho cả bé và bố mẹ. Yêu trẻ không có nghĩa là nhu nhược, nhượng bộ.
T. là "cục cưng" của một gia đình cũng không khá giả lắm, khi đẻ ra chỉ có một cánh tay. Bây giờ nó đã lên sáu. Mẹ Q.T không bao giờ yên lòng về chuyện ấy và rất thương hại con. Rất nghiêm khắc đối với hai chị nó, mẹ không để nó phải làm những việc vặt trong nhà. Mẹ cho phép nó nói năng với mình một cách thô bạo và không hề mắng khi nó tỏ ra độc ác với các chị. Do đó không được các chị cũng như các trẻ khác ưa thích.
Rõ ràng là, không bao giờ được bắt một đứa trẻ chậm phát triển tinh thần phải đạt được những gì vượt quá năng lực trí óc của nó, không nên trách mắng một đứa trẻ có hai bàn tay dị dạng viết chữ xấu. Nhưng, bất kể lành lặn hay không, trẻ vẫn phải học thái độ lễ phép và làm những công việc hàng ngày theo khả năng của trẻ. Thông minh chưa đủ, mà trẻ nào cũng cần có đạo đức và sự tử tế mới hoà nhập vào cuộc sống xã hội và gây cảm tình ở người khác.
Trẻ tàn tật cần được chăm sóc đặc biệt, điều này không ai có thể phủ nhận. Việc đối xử thật tự nhiên đối với trẻ cũng là một chăm sóc đặc biệt. Nguyên tắc này nói dễ hơn làm. Khi nhận ra con mình bị tàn tật, bố mẹ lo lắng, đau khổ - đó là điều dễ hiểu. Song thực ra, đứa trẻ khổ sở vì bị dị tật thì ít mà chính cách nhìn nhận của bố mẹ nó, nếu không thận trọng sẽ làm trẻ khổ sở nhiều hơn. Cố tật chỉ có ảnh hưởng rất ít đối với tính cách của đứa trẻ, nó thường không quá xấu hổ hoặc khổ sở vì tật của nó. Dù sao thì cũng nên cho trẻ làm quen càng sớm càng tốt với những nhận xét và sự ngạc nhiên của những người mới nhìn thấy nó lần đầu tiên. Nếu cứ giữ trẻ trong nhà suốt ngày này sang ngày khác, trẻ sẽ không thể không khó chịu khi ra khỏi nhà, bởi vì nó sẽ cảm thấy như một mục tiêu của thói tò mò. Trẻ khó thích nghi vì nó không được làm quen dần với tình huống này.
Đối mặt với một sự thật bất di bất dịch rằng con mình đã bị tàn tật, bố mẹ đau khổ vì những khát vọng phi thực tế. Đúng là sự xuất hiện của đứa trẻ này đang đe doạ cuộc đời yên ấm của cả gia đình. Tuy nhiên, suy nghĩ như vậy là do lòng ích kỷ. Tại sao không hướng tới quan niệm cao cả hơn: tập trung vào việc mang lại hạnh phúc cho đứa con đặc biệt của mình? Thật vậy, muốn trẻ được sống sung sướng và dễ hoà mình với mọi người, bố mẹ hãy vui lòng chấp nhận như nó vốn có, tránh thái độ bực bội, khó chịu vì sự không may này. Bố mẹ phải làm sao cho con hiểu được niềm vui của việc cho và nhận. Phải chăng một dị tật bẩm sinh là đáng xấu hổ? Nói chung là không. Nếu bố mẹ cứ cường điệu tật chứng của bé, cố che chở nó quá tỉ mỉ và ngăn nó hoà mình với những trẻ khác, thì đứa bé này sẽ rất dễ trở thành một kẻ sống thu mình lại và bất mãn. Còn khi bố mẹ không tỏ ra quá chú ý đến cố tật của nó, cố coi con mình như một người bình thường, không để ý đến sự ngạc nhiên và những nhận xét của người khác, bé sẽ lớn lên với cảm giác một người bình thường và sẽ không lo lắng đến những đau khổ thể chất của nó.
Cá tính, nhân cách còn cao hơn cả trí thông minh, vì không ít người thông minh mà nhân cách lại rất tồi.
BS Trần thị Hồng Thu
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023