RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Gia đình với việc chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà
Con người ta có 2 phần : Cơ thể và tâm thần
Phần cơ thể bao gồm đầu, não, mình, chân tay, phủ tạng... các bộ phận này có thể mắc bệnh (Ví dụ: Viêm phổi, loét dạ dày, viêm đại tràng ...)
Phần tâm thần bao gồm các cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ, trí tuệ, tình cảm, ngôn ngữ, tưởng tượng, hành vi... Phần này phản ánh hoạt động của não. Khi phần này của một người mất cân bằng hay rối loạn thì người đó mắc bệnh tâm thần.
Tâm thần phân liệt chỉ là một trong số rất nhiều loại bệnh loạn thần khác nhau, tỉ lệ mắc xấp xỉ 1% dân số. Như vậy Việt nam có khoảng 700 000 người bệnh tâm thần phân liệt. Từ đó dễ thấy rằng tại một thời điểm tối đa chỉ có 1 số người bệnh tâm thần phân liệt được nằm viện, còn lại số người bệnh này đang được chăm sóc tại gia đình. Thực trạng này cũng là cơ hội tốt để người bệnh được tái hoà nhập cộng đồng, nhưng cũng đòi hỏi gia đình người bệnh một trình độ nhận thức nhất định trong việc chăm sóc người bệnh tại nhà.
Khi trong nhà có người thân bị bệnh tâm thần phân liệt, mọi thành viên khác đều phải chịu sức ép về tâm lý ở một mức độ nào đó. Song họ không thể làm gì để có thể thay đổi một sự thật đã bất di bất dịch. Thực tế buộc họ phải nghiêm túc đối mặt để vượt qua thách thức, cũng như có một nghị lực mạnh mẽ để nâng đỡ người bệnh- người thân của mình.
Trước hết là một lý trí dũng cảm, biết chấp nhận người bệnh, làm sao để người bệnh cảm thấy họ là một thành viên của gia đình. Gia đình không tranh luận với người bệnh, nhưng cũng không để người bệnh nhận thấy cách cư xử khác thường đối với họ, mà phải giành cho họ tình cảm, sự yêu thương, quan tâm chăm sóc, đưa lại cho người bệnh cảm giác được bảo đảm an toàn hơn, ấm áp dễ hoà nhập hơn với xung quanh.
Bệnh tâm thần không phải do thần thánh hay ma quỷ gây nên. Tâm thần phân liệt là một bệnh lý do những biến đổi sinh học rất phức tạp của não và chịu tác động rất mạnh của môi trường tâm lý xã hội không thuận lợi. Một khi cộng đồng và gia đình hiểu rõ bản chất và nguyên nhân của bệnh tâm thần, mọi người sẽ có sự nhìn nhận theo chiều hướng tích cực đó là: thái độ tôn trọng, tình cảm ấm áp, không bỏ mặc, hắt hủi hành hạ. Việc uống thuốc hàng ngày là cần thiết để ổn định bệnh, bệnh có ổn định thì người bệnh mới thực hiện được tái thích ứng với gia đình và xã hội. Gia đình cũng xác định việc chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt không phải chỉ có thuốc là đủ mà phải toàn diện, đặc biệt là chăm sóc về tâm lý để phục hồi chức năng tâm lý xã hội.
Thái độ gia đình chính là những can thiệp tâm lý sớm nhất và tốt nhất cho người bệnh. Muốn vậy, gia đình phải hiểu biết về bệnh tâm thần, cảm thông chia sẻ những mặc cảm của người bệnh, giúp người bệnh thích ứng được với cuộc sống xã hội bằng cách tạo điều kiện để người bệnh tham gia lao động tập thể, học nghề, sinh hoạt giải trí thích hợp hoặc tối thiểu là lao động phục vụ sinh hoạt hàng ngày như nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh, sinh hoạt giải trí, thể thao, ca nhạc, văn hoá xã hội.
Trừng phạt người bệnh là một bằng chứng của sự kém hiểu biết. Không được trừng phạt người bệnh bằng thái độ xa lánh, không nói chuyện hoặc nói rất ít với người bệnh, không lắng nghe người bệnh nói, không thân thiết với người bệnh, chán ghét hoặc khổ sở vì họ... như vậy sẽ càng làm cho bệnh tật của họ nặng thêm. Gia đình cũng cần biết những gì làm cho bệnh nặng thêm và tìm cách tránh những cái đó như: những cảm xúc căng thẳng, lo lắng sợ hãi, buồn chán, phiền muộn ... có thể do lời nói, cử chỉ, hành vi thiếu thận trọng của người xung quanh hoặc do những xung đột trong mối quan hệ gia đình, cộng đồng...
Khi người bệnh làm được một việc tốt hoặc cư xử theo ý muốn của gia đình, gia đình hãy biểu dương khen thưởng hành vi đó tuỳ mức độ và điều kiện gia đình, khi đó người bệnh sẽ cảm thấy rằng gia đình yêu mến họ, sự thật họ vẫn là người có ích và sẽ dễ dàng chấp nhận sự hướng dẫn của gia đình.
Hãy để người bệnh tham gia vào hoạt động của gia đình, tiếp tục trò chuyện với người bệnh như trước đây và để người bệnh tham gia vào những cuộc nói chuyện trong gia đình. Hãy lắng nghe người bệnh nói về những cảm giác của họ với gia đình và phải thể hiện là mọi người đều hiểu họ.
Chăm sóc của gia đình ở đây nghĩa là nói đến thái độ quan tâm và cách ứng xử hợp lý của gia đình với người bệnh, chứ tuyệt đối không phải là phục tùng hoặc phục vụ thái quá. Gia đình rất cần phải giúp người bệnh tự làm lấy những công việc thông thường trong sinh hoạt hàng ngày càng nhiều càng tốt. Nếu người bệnh đã có một thời gian dài không biết cách tự chăm sóc bản thân, gia đình hãy hướng dẫn họ dần dần (như tắm giặt, vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn, quét nhà, dọn dẹp nhà..). Không để cho người bệnh ở trạng thái thụ động, hãy làm việc gì đó với họ, đưa họ đi chơi đây đó, tạo cơ hội giao tiếp với xã hội. Cũng đừng quá nóng vội mà bắt họ làm việc quá khả năng của họ.
Giống như nhiều bệnh cơ thể khác (bệnh lao, bệnh sốt rét, bệnh đái tháo đường ...), tâm thần phân liệt là bệnh mãn tính và hay tái phát. Hai nhân tố chính làm bệnh dễ tái phát là dùng thuốc an thần kinh không đều và yếu tố nâng đỡ kém. Yếu tố nâng đỡ bao gồm hệ thống nâng đỡ bao gồm hệ thống nâng đỡ của cả gia đình và xã hội về các sinh hoạt, nhà ở, việc làm, chăm sóc tại cộng đồng. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, khi những hỗ trợ từ phía xã hội còn chưa được coi trọng thích đáng, các dịch vụ phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần còn chưa sẵn có, gia đình cần phải hiểu rõ trách nhiệm lớn lao của họ trước khi trông đợi vào sự trợ giúp từ cộng đồng và xã hội, vai trò gia đình hơn bao giờ hết phải được phát huy hàng đầu.
Để phát hiện và can thiệp sớm các giai đoạn tái phát của bệnh, gia đình cần theo dõi để nhận biết những cách cư xử khác thường của người bệnh, đó là:
- Họ thu mình lại và rất trầm lặng, thậm chí hỏi cũng không trả lời, không ăn.
- Họ trở nên hiếu động và nói luôn miệng.
- Hoặc họ trở nên sợ hãi, kích động.
Khi đó hãy đưa họ đến nhân viên y tế.
Nếu họ có ý định gây thương tích cho bản thân hoặc tấn công, doạ nạt những người xung quanh, cần chuyển họ đi bệnh viện ngay./.
TS Trần thị Hồng Thu
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ